Bật mí khả năng chiêu tài của tỳ hưu phong thủy
Việc đầu tiên là phải khai quang điểm nhãn tượng Tỳ Hưu phong thủy sau khi mang về để nó nhận diện được chủ.
Tượng Tỳ Hưu phong thủy luôn được xem là vật phẩm linh nghiệm nhất trong việc cầu tài lộc. Vậy nguyên nhân từ đâu tượng tỳ hưu lại có khả năng này? Làm thế nào để tượng tỳ hưu chiêu tài có thể phát huy tối đa công dụng của nó? Hãy cùng Hưng Thịnh đến vợi sự Tiết lộ khả năng chiêu tài của tượng Tỳ Hưu phong thủy này nhé!
Tỳ Hưu phong thủy không chỉ là một trong những linh vật có khả năng chiêu tài mà còn có tác dụng trấn hạch rất tốt.
Chính vì khả năng chiêu tài và trừ tà mà tượng Tỳ Hưu phong thủy đang ngày càng được nhiều dân sành chơi săn đón. Nhưng Tỳ Hưu được biết là một loài mãnh thú nên việc đổ xô, ồ ạt mua các tượng Tỳ Hưu về trưng bày không đúng cách có thể làm hại đến gia đình nhà bạn. Vậy Tỳ Hưu phong thủy là gì và công dụng của nó là như thế nào sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.
tỳ hưu phong thủy ngọc xanh
Tương truyền về loài Tỳ Hưu
Tỳ Hưu là một loài linh vật có mối liên hệ mật thiết với loài Rồng. Trong văn hóa Châu Âu và Châu Á thì Rồng đều được miêu tả là loài vật có quyền năng to lớn và dường như làm chủ được các loài khác. Đặc biết Rồng Châu Á còn được tôn xưng là con của Trời và có sức mạnh vô biên. Rồng theo quan niệm phương Đông là con vật linh (một trong Tứ linh), nên những đứa con của nó cũng mang linh khí ấy, đem lại những điều may mắn, tốt lành ở những nơi nó xuất hiện. Tỳ Hưu được biết đến là 1 trong 9 con của Rồng (Long sinh cửu tử). Những ghi chép về con của Rồng cũng rất phong phú trong đó có 2 thuyết được nói đến khá nhiều:
Thuyết 1 theo “Hoài Lộc Đường Tập” của Lý Đông Dương
1. Tù Ngưu (Tỳ Hưu)
2. Nhai Xải
3. Trào Phong
4. Bồ Lao
5. Toan Nghê
6. Bí Hí
7. Bệ Ngạn
8. Phụ Hí
9. Li Vẫn/Si Vĩ
Thuyết 2 theo “Thăng Am ngoại tập” của Dương Thận
1. Bí Hí
2. Li Vẫn/Si Vĩ
3. Bồ Lao
4. Bệ Ngạn
5. Thao Thiết
6. Bá Hạ (thường bị viết sai thành Công Phúc)
7. Nhai Xải
8. Toan Nghê
9. Tiêu Đồ
Mỗi loài vật trên đều có những khả năng khác nhau được sinh ra do rồng phối với loài khác mà thành nhưng lại không có con nào giống rồng. Trong đó Tỳ Hưu được miêu tả có phần đầu giống Kỳ Lân, có sừng, thân sư tử và có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút linh khí của các loài yêu quái và ma quỷ nên được gọi là Tịch Tà. Tỳ Hưu hai sừng chuyên hút và trấn giữ vàng bạc châu báu và những thứ quý hiếm trên trời dưới đất nên có tác dụng chiêu tài hút vượng khí được gọi là Thiên Lộc. Tỳ Hưu có mình tròn; mông, ngực to; miệng rộng. Thức ăn của nó là kim ngân châu báu nên toàn thân toát ra bảo khí tự nhiên. Ăn nhiều thì nặng bụng nên trong một lần đã lỡ bậy trên Thiên Đình làm Ngọc Hoàng Đại Đế vô cùng tức giận tét một phát vào mông khiến cho hậu môn bị bịt kín. Từ đó Tỳ Hưu chỉ có ăn vào mà không hề thải ra. Điển cố này được lan truyền rộng rãi trong dân chúng và Tỳ Hưu phong thủy được coi là con vật chiêu tài tiến bảo hàng đầu, có sức mạnh vượt qua cả Cóc Thiềm Thừ cũng là một loài vật có khả năng chiêu tài được giới kinh doanh rất yêu thích gần đây.
Người Trung Quốc có một cách lý giải khá ngắn gọn về hình dáng của loài Tỳ Hưu Chiêu Tài này: có sừng là để bảo vệ chủ, có miệng rộng là để gom tiền tài vào người, không có hậu môn là vì không có chỗ cho tiền tài thoát ra, có cánh là để cho chủ mau thăng quan tiến chức.
Tỳ Hưu cũng có phân biệt đực cái, con đực là Tỳ tượng trưng cho tài vận (vận tiền tài), con cái là Hưu tượng trưng cho tài khố (kho tiền), có tiền thì phải có kho mới giữ được. Vì thế mua Tỳ Hưu người ta mua 1 lần một cặp mới thực sự là chiêu tài tiến bảo. Ngày nay tạo hình Tỳ Hưu Phong thủy không còn phân chia đực cái nữa mà chọn tạo hình một sừng làm chủ đạo.
Những truyền thuyết về khả năng chiêu tài của Tỳ Hưu phong thủy
1. Tỳ Hưu phong thủy thời vua Minh Thái Tổ
Thời Vua Minh Thái Tổ khi ngân khố dần cạn kiệt không đủ để lo cho các công việc triều chính và lo cho dân chúng. Nhà vua trở nên hết sức lo lắng và bỗng một đêm nhà vua nằm mộng có một con vật trông rất giống con lân trên đầu có sừng nhưng đầu to, chân to hơn trong dáng vẻ rất hung dữ đang nuốt từng thỏi vàng đem vào cung vua. Về sau khi kể lại giấc mơ cho các thầy phong thủy thì theo tính toán khu vực xuất hiện con vật ấy chính là cung tài lộc ấn chứa linh mạch của trời đất. Vua Minh Thái Tổ biết được con vật ấy là vật của trời gửi đến giúp mình liền xây một cổng thành trên trục Bắc Nam dẫn vào Tử Cấm Thành như cửa chiêu tài. Kể từ lúc ấy trở đi ngân khố nhà nước không ngừng tăng lên nhanh chóng, triều đại vua Minh Thái Tổ trở nên phồn thịnh, lãnh thổ ngày càng được mở rộng khắp vùng lân cận.
2. Tỳ Hưu ngọc chiêu tài và tài sản của Hòa Thân
Hòa Thân là một trong những nhân vật đặc biệt của Trung Quốc đã được nhắc đến rất nhiều trong sử sách cũng như trong các bộ phim truyền hình. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là người dưới một người trên triệu người. Tương truyền sau này khi Hòa Thân xảy ra chuyện, quân đội của nhà vua đã đến lục soát và tịch thu tài sản của ông. Đến lúc này người ta mới tá hỏa ra rằng tổng số tài sản mà Hòa Thân đang cất giữu còn nhiều hơn ngân khố nhà nước gấp 10 lần. Về sau người ta vẫn nhắc việc này qua câu nói : “Những gì vua có Hòa Thân cũng có, những gì Hòa Thân có chưa chắc vua có”. Điều này chỉ sáng tỏ khi đập vỡ hai hòn đá giả sơn trước cửa và phát hiện được ở đó có hai vật trấn hạch là tượng Tỳ Hưu phong thủy to hơn của vua và được làm từ ngọc Phỉ Thúy xanh ngát và chữ Phúc trên đá Hồng Ngọc do vua Khang Hy ban mừng thọ cho bà nội. Nhà vua bèn lập tức tịch thu con Tỳ Hưu ngọc chiêu tài này nhưng không thể lấy được chữ phúc kia vì nó đã gắn chặt vào đá đành phải để lại Phúc cho Hòa thân, có lẽ vì vậy mà Hòa Thân chỉ chết một mình mà không bị tru di tam tộc.
3. Tỳ Hưu phong thủy và nhà Thanh
Trước khi nhà Thanh đánh chiếm Đại Minh, vua Thanh đã tìm hiều rất kỹ về văn hóa phong thủy của nhà Đại Minh. Trong truyền thuyết xa xưa, Lưu Bá Ôn từng để lại lời dặn rằng chừng nào còn đặt con Tỳ Hưu phong thủy trên thành Đức Thắng Môn quay mặt về phía Vạn Lý Trường Thành thì còn trấn áp được hung nô và Đại Minh còn trường tồn. Biết được bí mật này và biết được Sùng Chinh rất tin tưởng phong thủy nên vua nhà Thanh bèn cho người thạo phong thủy của mình đi lấy niềm tin của vua Đại Minh và xui khiến quay mặt tượng Tỳ Hưu hướng về kinh thành. Từ đó quân phiến loạn nổi lên và nhà Minh suy tàn nhanh chóng.
Từ sau thời nhà Thanh thì Tỳ Hưu chiêu tài được nhà vua trưng bày rất nhiều trong cung điện và cấm các quan lại cũng như dân thường đặt trong nhà. Nhưng dưới sức mạnh của Tỳ Hưu chiêu tài, vẫn có nhiều người lén lút đặt tượng ở nhà. Từ đó tượng Tỳ Hưu trở thành biểu tượng phong thủy hàng đầu về chiêu tài lộc.
Đến nay, Tượng Tỳ Hưu nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay là Đức Thắng Môn và bán tượng tỳ hưu (mới chế sau này) cũng là ngành kinh doanh nơi nổi tiếng ở đây. Người ta truyền rao phải mua tượng Tỳ Hưu ngọc từ nơi này và được thầy phù thủy ở đây phù chú mới linh nghiệm.
Công dụng của tượng Tỳ Hưu phong thủy
– Có tác dụng trấn trạch tịch tà, đặt tượng Tỳ Hưu trong nhà có thể làm cho gia vận chuyển biến tốt, tăng cường vận tốt, xua đuổi tà khí, có công hiệu trấn trạch, trở thành thần bảo hộ trong gia đình, giúp hợp gia bình an.
– Có tác dụng vượng tài, ổn tài (tiền tài ổn định và thịnh vượng) cho nên những người làm ăn buôn bán đặt tượng Tỳ Hưu chiêu tài trong nhà hoặc trong cửa hàng rất tốt. Người Trung Quốc khá mê tín nên cho rằng nếu nhà nào có cửa quay ra hướng ngân hàng mà đặt Tỳ Hưu quay theo hướng đó thì cũng không khác gì so với việc trúng số độc đắc, tiền tài lợi lộc sẽ tự nhiên đến với gia chủ.
– Có tác dụng hoá giải ngũ hoàng đại sát mang tới vận xui, tai họa. Tỳ Hưu là một loài vật vô cùng hung dữ nhưng khá trung thành với chủ, do đó khi mới mua về phải làm lễ khai quang điểm nhãn để nó có thể nhận biết đâu là chủ của mình và phục vụ, bảo vệ người đó.
Những việc nên làm hằng ngày để tỳ hưu chiêu tài phát huy tác dụng tốt nhất
– Tỳ Hưu hung hãm, rất ham ăn và cực kỳ thích ngủ nên sẽ không chịu làm việc để mang của cải về cho bạn vì thế nên sau khi thỉnh tượng về thì phải thường xuyên thực hiện các việc sau
– Việc đầu tiên là phải khai quang điểm nhãn tượng Tỳ Hưu phong thủy sau khi mang về để nó nhận diện được chủ.
– Do Tỳ Hưu hay ngủ nên hàng ngày nên bớt chút thời gian để xoa tượng đánh thức Tỳ Hưu dậy. Việc xoa tượng Tỳ Hưu cũng cần lưu ý một số điểm: xoa tai để nó nghe biết chủ là ai, xoa cánh để phù trợ thăng quan tiến chức, xoa chân cho sự nhanh nhẹn vững chãi. Cuối cùng là xoa lưng xuống mông rồi nắm chặt hai tay bỏ vào túi quần như hành động bỏ tài lộc vào túi mình. Riêng việc xoa miệng tượng Tỳ Hưu phong thủy thì có hai giả thuyết trái ngược nhau: một thì ủng hộ việc xoa miệng Tỳ Hưu như cách cho ăn để nó quý mình còn thuyết ngược lại cho rằng việc này không nên vì nó sẽ ăn hết tài lộc của chính người cho ăn.
– Tỳ Hưu Phong thủy không được đặt quay mặt vào mà nhà vì hướng miệng của nó ở đâu thì nó sẽ ăn tiền tài ở đó. Vì vậy nên đặt tượng ở những cung tài lộc trong nhà và hướng mặt ra ngoài cửa lớn hoặc cửa sổ ngụ ý là việc ăn bên ngoài và giữ lại trong nhà.
Tỳ Hưu phong thủy làm bằng chất liệu nào thì tốt?
– Gốm sứ: Tỳ hưu được làm từ gốm sứ có giá thành rẻ và thông dụng thường được chôn dưới đất hoặc bày hai bên ngoài cổng chính
– Ngọc và giả ngọc: đây được coi là chất liệu phát huy công dụng của Tỳ Hưu phong thủy tốt nhất vì trong truyền thuyết về Tỳ Hưu đều liên quan đến các vị vua mà trong Hán tự vua thêm một chấm trở thành ngọc nên hai việc này bổ trợ cho nhau.
– Kim loại: về khía cạnh phong thủy thì đây là vật liệu có khả năng thu hút vuợng khí tốt do sự nguyên chất có trong tự nhiên, trải qua ít sự biến đổi về chất do đó hội tụ đuợc linh khí của đất trời từ trong lòng đất.Hơn nữa đồng khi được đánh bóng có màu sáng như vàng nên có tác dụng thu hút vượng khí tốt
– Gỗ: Tỳ Hưu gỗ là một trong những cách chơi tượng mới nổi trong khoảng thời gian gần đây cho dân sành chơi tượng vì giá vừa tương đối cao, mẫu mã đẹp và độc đáo đồng thời mang lại sự sang trọng cho gian phòng của gia chủ. Tượng Tỳ Hưu Phong thủy có thể được trưng bày bình thường như các tượng Tỳ Hưu Khác hoặc đặt trên xà nhà có tác dụng giải sát.
Leave a Reply