Ý nghĩa tượng hổ trong phong thủy học

Khi đặt tượng gỗ hổ tránh để đầu hổ hướng đầu vào thẳng trong nhà sẽ bị rơi vào thế Hổ xuống núi có thể mang họa tới.

Hổ là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với đời sống của con người. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và được dân gian thần thánh hóa. Ngày nay tượng hổ được ưa chuộng khá nhiều vì những lợi ích phong thủy của nó.


Hổ trong tự nhiên

Hổ là loài động vật ăn thịt lớn nhất thuộc loài mèo có tên danh pháp khoa học là Panthera tigris. Hổ được xếp là một trong những con vật ăn thịt đầu bảng với thân thể to lớn có thể lên tới 200kg , tính hung hãn, móng vuốt nguy hiểm, có tính kiên trì và tốc độ chạy tốt (cao nhất có thể lên tới 65km/giờ). Hổ cũng được coi là loài vật thông minh trong săn mồi, chúng săn theo kiểu chiến thuật rình và vồ mồi để tăng tỉ lệ thành công. Sau đó chế ngự con mồi từ nhiều góc, giết chết con mồi bằng cách làm tổn thương khí quản, gãy cột sống hoặc cắn rách động mạch/tĩnh mạch chủ.

Với móng vuốt sắc nhọn và bộ cơ khỏe mạnh, hổ di chuyển khá nhẹ nhàng và linh hoạt. Đuôi hổ có tác dụng lớn trong việc giữ thăng bằng và điều chỉnh hướng trong cá động tác vồ, nhảy qua trái – phải, xoay nhanh trước sau.

Hổ trong dân gian

Trong dân gian, hổ dược biết đến với hình tượng Chúa sơn lâm oai hùng của rừng già. Hình ảnh hổ được nhắc đến trong nhiều nên văn hóa khác nhau, gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, oai linh, sự uyển chuyển linh hoạt với những vằn vện trên lưng thể hiện bản chất hung hãn. Hổ được xem là biểu hiện đẳng cấp của chiến binh. Trong chiến đấu và săn mồi Hổ là loài hung hãm, liều lĩnh, dám đối đầu với nhiều thú to khỏe hơn, trong săn mồi hổ đa mưu nên dễ dàng bắt được con mồi. Do đó mà các tướng sĩ giỏi thời xưa thường được gọi là Hổ tướng.

Trong các triều đại phong kiến Phương Đông, Hổ và Rồng biểu tượng đặc trưng cho vương quyền, quân sự và cho những người đỗ đạt trong thi cử nên thường xuất hiện trong các cung điện, doanh trại và trường thi. Dân gian xưa cũng thần thánh hóa Hổ, cho hổ một sức mạnh thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma quỷ. Hình tượng hổ thường được thấy trong các kiến trúc đình miếu … với quan niệm rằng Hổ trấn giữ của vào thì tà ma không giám xâm nhập. Theo phong thủy tượng hổ có khả năng trấn hạch rất tốt và khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Hổ trong võ thuật

Các môn võ thuật dựa trên những động tác của hổ trong lúc di chuyển và săn mồi phát triển thành các chiêu thức võ thuật gọi là Hổ hình quyền hay Hổ quyền. Hổ quyền là tượng hình quyền của Võ thuật cổ truyền, quyền pháp nhằm luyện gân cốt, chỉ lực cùng sự vững chãi, nhanh nhẹn, phát huy nội lực, để có sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt khi phát kình nội lực, lúc phát nổi ngoại công. Hổ quyền thuộc hệ thống Hình Ý Quyền (gồm ngũ hình quyền: Long, Hổ, Hạc, Báo, Xà) của Thiếu Lâm Tự. Ngoài ra các thế võ liên quan đến Hổ còn được phát triển ở nhiều phái võ khác nhau như Vịnh Xuân Quyền, Trung ngoại Chu Gia (võ cổ truyền Việt Nam), Silat (của Indonesia)….

Hổ quyền lấy luyện cốt xương là chính với nhiều chiêu thức nổi bật trong các bài quyền như Hiện long tàng hổ, Nhị hổ tiềm tung, Mãnh hổ xuất sơn, Hồi đầu hổ vĩ, Bạch hổ khởi động, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm, Hổ bằng báo lang, Mãnh hổ phục địa, Ngạ hổ tha dương, Sơn trung cầm hổ, Lão hổ thượng sơn, Bạch hổ xuất động…

võ hổ quyền

Bài Ngũ hổ cứ sơn tả về 5 con hổ. Ngũ hổ là Hắc hổ, Thanh hổ, Xích hổ, Hoàng hổ, Bạch hổ. Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ hổ cũng theo ngũ hành mà sắp đặt.
1. Hắc Hổ tướng quân màu đen, trấn nhậm ở phương Bắc, thuộc Thuỷ.
2. Thanh Hổ tướng quân màu xanh, trấn nhậm ở phương Đông, thuộc Mộc.
3. Xích Hổ tướng quân màu đỏ, trấn nhậm ở phương Nam, thuộc Hoả.
4. Hoàng Hổ tướng quân màu vàng, trấn nhậm ở Trung ương tứ quý, thuộc Thổ.
5. Bạch Hổ tướng quân màu trắng, trấn nhậm ở phương Tây, thuộc Kim.

Bài trí tượng hổ theo phong thủy

Trong phong thủy tượng hổ có tác dụng trấn hạch rất tốt giúp tránh tà ma xâm nhập vào nhà. Sự oai linh và sức mạnh của Hổ cũng tượng trưng cho vị trí của người lãnh đạo, người chủ gia đình do đó sẽ giúp trợ lực cho những người này.

– Nên đặt tượng hổ trên bàn làm việc, đầu hổ hướng ra ngoài giúp cho công việc kinh doanh của bạn phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường.

– Những người tuổi Ngọ, Tuất, Dần nên hạn chế bày tượng hổ hoặc tham khảo thêm ý kiến của các bậc thầy phong thủy để đặt cho đúng cách.

– Khi đặt tượng gỗ hổ tránh để đầu hổ hướng đầu vào thẳng trong nhà sẽ bị rơi vào thế Hổ xuống núi có thể mang họa tới.

– Tránh đặt tượng hổ trong phòng ngủ (kỵ nhất là phòng vợ chồng) và đối diện với cửa chính. Vì đặt trong phòng ngủ khiến vợ chồng bất an, đối diện phòng khách sẽ ảnh hưởng tới hàng xóm và người tới thăm, hổ có con mắt dữ, hung tợn sẻ khiến cho người ta sợ hãi mà không dám đi vào. Do đó nên đặt Hổ chéo với cửa chính hướng ra ngoài.

Mặc dù hổ được coi là hung thú nhưng lại là một hộ thủ đắc lực. Đối với những người thích bày trí tượng hổ phong thủy là người có tài thế lớn và quyền khí mạnh mẽ. Việc bày trí tượng hổ thể hiện sức mạnh, thế lực và khí phách của gia chủ. Tuy nhiên việc trưng bày tượng hổ tạo nên một năng lượng rất mạnh nên cần hết sức chú ý, nếu không thì khó chiếm được lợi mà chỉ có hại nhiều.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *